Cẩm nang nghành lâm nghiệp

8 thg 4, 2013

Cẩm nang Ngành Lâm nghiệp là một công cụ vận hành Chương trình Hỗ trợ Ngành Lâm nghiệp và Đối tác (FSSP&P) .

Cho đến nay, sau ba năm thực hiện, Bộ Nông nghiệp và PTNT, với sự hỗ trợ từ Văn phòng Điều phối FSSPDự án Cải cách Hành chính Lâm nghiệp của GTZ, đã hoàn thiện bộ Cẩm nang 32 chương này.




Mục tiêu của Bộ Cẩm nang này là:

  1. Cung cấp một bức tranh toàn cảnh về các lĩnh vực hoạt động trong ngành lâm nghiệp. Trong đó, hệ thống hoá khuôn khổ chính sách, thể chế ngành lâm nghiệp; cung cấp những thủ tục, quy trình kỹ thuật và những hoạt động thực tiễn có hiệu quả nhất;
  2. Giúp cho việc lập kế hoạch, thực hiện và giám sát các dự án cũng như các hoạt động khác trong ngành lâm nghiệp)

Cho đến thời điểm này, Cẩm nang Ngành Lâm nghiệp được coi là một bộ tài liệụ có tính hệ thống của ngành, đề cập về các lĩnh vực hoạt động trong ngành lâm nghiệp, từ hệ thống chính sách, thể chế ngành, thủ tục, quy trình kỹ thuật đến những hoạt động thực tiễn có hiệu quả nhất đều được các soạn giả đưa vào bộ Cẩm nang.

Tham gia xây dựng bộ Cẩm nang, gồm có 127 cán bộ là các nhà quản lý, các nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực lâm nghiệp, nông nghiệp trong và ngoài nước, các nhà hoạch định chính sách, lập kế hoạch và các cán bộ kỹ thuật… từ 23 cơ quan, đơn vị trong và ngoài Bộ Nông nghiệp và PTNT.

32 chương của bộ Cẩm nang:

  1.  Số liệu môi trường tự nhiên và lâm nghiệp Việt nam
  2.  Định hướng phát triển lâm nghiệp
  3.  Khuôn khổ pháp lý lâm nghiệp
  4.  Hành chính và thể chế ngành lâm nghiệp
  5.  Chọn loài cây ưu tiên cho các chương trình trồng rừng tại Việt Nam
  6.  Trồng rừng
  7.  Phân loại sử dụng, lập quy hoạch và giao đất lâm nghiệp
  8.  Bảo tồn và quản lý động vật hoang dã ở Việt Nam
  9.  Phòng cháy và chữa cháy rừng
  10.  Hệ sinh thái rừng tự nhiên Việt Nam
  11.  Đất và dinh dưỡng đất
  12.  Công tác điều tra rừng ở Việt Nam
  13.  Cải thiện giống và quản lý giống cây rừng ở Việt Nam
  14.  Quản lý rừng bền vững
  15.  Quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn và rừng phòng hộ ven biển
  16.  Sản xuất nông lâm kết hợp ở Việt Nam
  17.  Quản lý sâu bệnh hại rừng trồng
  18.  Khai thác và vận chuyển lâm sản
  19.  Lâm sản ngoài gỗ
  20.  Lao động học và lao động ngành lâm nghiệp
  21.  Môi trường nguồn nhân lực trong quản lý, sử dụng tài nguyên rừng và khuyến lâm
  22.  Lâm nghiệp cộng đồng
  23.  Giáo dục và đào tạo lâm nghiệp ở Việt Nam
  24.  Kinh tế lâm nghiệp và đầu tư
  25.  Quản lý lâm trường quốc doanh
  26.  Đánh giá tác động môi trường lâm nghiệp
  27.  Chứng chỉ rừng
  28.  Hấp thụ các bon
  29.  Nghiên cứu lâm nghiệp
  30.  Tăng trưởng rừng
  31.  Công nghiệp chế biến gỗ ở Việt Nam
  32.  Thương mại và tiếp thị lâm sản




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Svfu.Vn- Có tất cả những gì sinh viên Lâm Nghiệp cần